Aphacolin 40mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hình ảnh thuốc Aphacolin 40mg

Loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản hiện đang là những bệnh phổ biến trong cộng đồng. Nó có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Nhằm kiểm soát tình trạng này, nhiều phác đồ điều trị đã sử dụng thuốc với thành phần là Esomeprazol, bao gồm Aphacolin 40mg. Để biết thêm thông tin của Aphacolin, hãy cùng TAF Healthcare Store tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Aphacolin 40mg là thuốc gì?

Hình ảnh hộp thuốc Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF
Hình ảnh hộp thuốc Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF

Aphacolin 40mg là thuốc có thành phần là Esomeprazol – hoạt chất có tác dụng điều trị loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ức chế vi khuẩn H. pylori thông qua cơ chế làm giảm tiết axit dịch vị thông qua việc ức chế bơm proton.

Một số thông tin về thuốc Aphacolin 40mg[1]Thông tin thuốc Aphacolin 40mg tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu nghành Dược – Bộ y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Aphacolin&VD-25494-16. Ngày truy cập: … Continue reading:

  • Nguồn gốc, xuất xứ: Việt Nam.
  • Loại thuốc: Thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI).
  • Công ty sản xuất và đăng ký: Công ty TNHH MTV 120 Armephaco. Địa chỉ: 118 Vũ Xuân Thiều, P. Phúc Lợi, Q. Long Biên, Hà Nội.
  • Số đăng ký: VD-25494-16.
  • Dạng Bào Chế: Viên nang.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Hạn sử dụng: 36 tháng.

Xem thêm thuốc điều trị bệnh dạ dày và đường ruột: Carbogast có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Có trị được tiêu chảy hay không?

Giá của Aphacolin 40mg là bao nhiêu?

Giá thuốc Aphacolin 40mg hiện bán trên thị trường vào khoảng 360.000 VNĐ/1 hộp 30 viên nang.

Mua Aphacolin 40mg ở đâu chính hãng?

Aphacolin 40mg hiện đang bán chính hãng tại nhiều nhà thuốc uy tín như Nhà thuốc Việt Pháp 1, Thuốc thật.com,… Khi mua hàng tại các nhà thuốc này, bạn sẽ nhận được những tư vấn nhiệt tình, hữu ích từ đội ngũ dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc.

Aphacolin 40mg là thuốc bán theo đơn của bác sĩ nên chỉ bán trực tiếp tại nhà thuốc và khi có đơn thuốc.

Thành phần

Ảnh thành phần của Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF
Ảnh thành phần của Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF

Thành phần có trong mỗi viên nang Aphacolin bao gồm:

  • Dược chất: 40mg Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol magnesi dihydrat pellet 8,5% – hàm lượng 50,54mg).
  • Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Magnesi stearat, talc.

Tác dụng – Cơ chế tác dụng

Aphacolin có hoạt chất đem lại tác dụng là Esomeprazol – đồng phân tả tuyền (dạng S) của Omeprazol và được dùng tương tự như Omeprazol trong điều trị loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản[2] Thông tin Omeprazol tham khảo tại Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Omeprazole. Ngày truy cập: 4/4/2022 và các bệnh do tăng tiết axit dạ dày.

Ảnh mô tả cơ chế tác dụng của hoạt chất Esomeprazol trong Aphacolin 40mg
Ảnh mô tả cơ chế tác dụng của hoạt chất Esomeprazol trong Aphacolin 40mg

Cơ chế tác dụng: Trong môi trường axit của tế bào thành ở dạ dày, Esomeprazol được proton hóa và biến đổi thành chất có hoạt tính dạng Sulphenamid tự do. Chất này gắn và bất hoạt hệ thống enzym H+/K+ – ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, nên đã ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết axit HCl vào lòng dạ dày.

Như vậy, Esomeprazol có tác dụng mạnh, kéo dài và khiến dạ dày không chỉ ức chế tiết lượng axit cơ bản mà cả khi bị kích thích (tác dụng với mọi tác nhân gây kích thích) từ đó làm giảm axit dịch vị. Cũng như các thuốc ức chế bơm proton khác, Esomeprazol có thể ức chế được Helicobacter pylori nhưng không có khả năng tiêu diệt[3] Tham khảo dược lực học của thuốc tại Trang 619-620 – Dược thư quốc gia 2018. Ngày truy cập: 4/4/2022 .

Aphacolin 40mg được chỉ định cho trường hợp nào?

Aphacolin 40mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID)
  • Diệt H.p trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H.pylori.

Khi dùng Aphacolin 40mg trong phác đồ điều trị loét dạ dày – tá tràng do H.p gây ra cần phối hợp với các kháng sinh diệt khuẩn khác như: Tetracyclin, Amoxicillin và Clarithromycin.

Chống chỉ định

Hình ảnh vỉ thuốc Aphacolin 40mg
Hình ảnh vỉ thuốc Aphacolin 40mg

Không dùng Aphacolin cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với các dẫn chất của Benzimidazol, Esomeprazol hay thành phần nào đó có trong thuốc.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Xem thêm thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng: Esotrax 40mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cách dùng – Liều lượng của thuốc

Cách dùng

  • Đường dùng: Uống Aphacolin cùng với một lượng nước vừa đủ.
  • Thời điểm dùng thuốc: Uống trước khi ăn ít nhất 1 giờ và dùng vào cùng thời điểm mỗi ngày.
  • Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, hãy nuốt nguyên viên, tránh nhai hay nghiền nhỏ viên thuốc[4] Cách dùng tham khảo tại Medline Plus: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a699054.html. Ngày truy cập: 4/4/2022 .

Liều dùng

Hộp 30 viên nang Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF
Hộp 30 viên nang Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF

Liều lượng của Aphacolin phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Liều lượng cụ thể cho các đối tượng được khuyến cáo như sau:

  • Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản: Dùng mỗi ngày 40mg. Nếu bệnh nhân không lành sau 4 – 8 tuần điều trị có thể kéo dài hơn thời gian điều trị.
  • Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng: Với phác đồ điều trị kết hợp Esomeprazol với Amoxicillin và Clarithromycin, liều thường dùng Esomeprazol là 40mg/lần/ngày, Amoxicillin là 1,0 gam, ngày 2 lần và Clarithromycin mỗi lần 500mg, ngày 2 lần trong 10 ngày.
  • Bệnh loét dạ dà – tá tràng do thuốc kháng viêm không steroid: Liều yêu cầu là 40 mg/ lần/ngày và dùng trong 6 tháng.
  • Bệnh nhân suy gan: với bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa không cần chỉnh liều còn đối với bệnh nhân suy gan nặng nên dùng liều trong ngày không quá 20mg.

Triệu chứng và cách xử lý khi dùng quá liều Aphacolin

Triệu chứng

Bất kỳ thuốc nào khi sử dụng liều cao hơn nhiều liều đã khuyến cáo đều gây ra các tác dụng xấu đối với cơ thể. Với Aphacolin khi dùng liều cao gấp 120 lần liều khuyến cáo thông thường (2400mg) thì gây nên nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau, bao gồm: nhầm lẫn, lơ mơ, nhìn mờ, tim nhanh, buồn nôn, toát mồ hôi, đỏ bừng, nhức đầu và khô miệng.

Cách xử lý

Khi xử trí quá liều đối với Esomeprazol chủ yếu là tiến hành điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ vì vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho Esomeprazol.

Tác dụng không mong muốn của Aphacolin

Một trong số các tác dụng phụ có thể gặp là rụng tóc
Một trong số các tác dụng phụ có thể gặp là rụng tóc

Từ các nghiên cứu lâm sàng và những báo cáo về tác dụng không mong muốn của Aphacolin trong quá trình lưu hành[5] Tham khảo thông tin về tác dụng không mong muốn ở tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Aphacolin 40mg. Ngày truy cập: 4/4/2022 được ghi nhận như sau:

  • Hiếm gặp: Viêm dạ dày, nấm Candida đường tiêu hóa, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, khó chịu, tăng tiết mồ hôi, nhạy cảm ánh sáng, phù, sốt, quá mẫn/sốc, giảm natri huyết, trầm cảm, lo âu, lẫn, rối loạn vị giác, mờ mắt, co thắt phế quản, viêm gan có hoặc không kèm vàng da, rụng tóc.
  • Rất hiếm gặp: Hội chứng Steven – Johnson, mất bạch cầu hạt, hồng ban đa dạng, độc tính tiêu biểu bì, giảm toàn thể huyết cầu, ảo giác, suy gan, bệnh não nếu bệnh nhân trước đó có bệnh gan, viêm kẽ thận, vú to ở nam giới, yếu cơ.

Hãy liên hệ với bác sĩ khi gặp tình trạng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc (cả những tác dụng phụ chưa được ghi nhận) để được tư vấn và xử lý.

Tương tác thuốc

Một số thuốc có thể gây tương tác với Esomeprazol, điều này có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của Esomeprazol hay làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc gây tương tác bao gồm:

  • Thuốc có độ hấp thụ phụ thuộc pH dạ dày: Ketoconazol, Itraconazol, Erlotinib.
  • Chất ức chế protease: Atazanavir, Nelfinavir, Ritonavir.
  • Methotrexate, Tacrolimus.
  • Thuốc chuyển hóa nhờ CYP2C19: Diazepam, Citalopram, Imipramin, Clomipramin, Phenytoin, Voriconazole, Cilostazol, Cisaprid, Clopidogrel,…
  • Trên lâm sàng, ảnh hưởng của Esomeprazol cho những bệnh nhân dùng Warfarin lên thời gian chảy máu vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn có một số báo cáo về tăng thời gian đông máu.

Trên đây không bao gồm toàn bộ các thuốc gây tương tác với Esomeprazol. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của thuốc và an toàn trong quá trình sử dụng, hãy báo với bác sĩ tất cả các thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.

Aphacolin 40mg có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Phụ nữ có thai

Các nghiên cứu trên động vật với Esomeprazol không cho thấy bất lợi đối với thai nhi. Dữ liệu về khoảng 300-1000 phụ nữ có thai cho thấy không có dị tật hoặc độc tính trên thai nhi/trẻ sơ sinh của Esomeprazol[6] Tham khảo ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ có thai tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12020/smpc#INTERACTIONS. Ngày truy cập: 4/4/2022 . Tuy nhiên, việc nghiên cứu và kiểm soát về sử dụng Esomeprazol trên đối tượng này vẫn chưa đầy đủ. Do đó, không khuyến cáo dùng Aphacolin cho phụ nữ có thai và chỉ dùng khi thực sự cần thiết, không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Phụ nữ cho con bú

Không có thông tin về việc Esomeprazol bài tiết qua sữa mẹ hay không và cũng không rõ về tác dụng của Esomeprazol đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy không nên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.

Aphacolin có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc không?

Có ghi nhận một số tác dụng không mong muốn bao gồm chóng mặt, mờ mắt nên đã có số ít bệnh nhân bị ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng Aphacolin. Do đó, hãy cẩn trọng khi tham gia giao thông và điều khiển máy móc.

Cẩn trọng khi sử dụng

Hình ảnh vỉ và hộp thuốc Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF
Hình ảnh vỉ và hộp thuốc Aphacolin 40mg được chụp tại Nhà thuốc TAF
  • Esomeprazol không ngăn chặn được sự xuất hiện khối u dạ dày ác tính mặc dù có đáp ứng giảm bớt triệu chứng. Qua sinh thiết dạ dày ở bệnh nhân dùng Esomeprazol dài hạn, đôi khi ghi nhận tình trạng viêm teo dạ dày.
  • Sử dụng Esomeprazol có thể làm tăng nguy cơ tiến triển nhiễm trùng (viêm phổi mắc phải tại cộng đồng) hay nhiễm trùng đường tiêu hóa (Salmonella, Campylobacter).
  • Chưa có minh chứng về hiệu quả và mức độ an toàn của thuốc đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Do đó, không khuyến cáo dùng thuốc cho đối tượng này.
  • Khi điều trị dài hạn (đặc biệt khi hơn 1 năm) cần theo dõi sức khỏe thường xuyên.
  • Khi điều trị kéo dài từ 3 tháng trở lên cần chú ý bổ sung và kiểm tra thường xuyên nồng độ magnesi huyết vì đã có báo cáo về việc Esomeprazol gây hạ magnesi huyết cả có triệu chứng và không có triệu chứng.
  • Sử dụng Aphacolin (đặc biệt sử dụng với liều lượng cao và thời gian dài trên 1 năm) có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông[7] Tham khảo tác dụng phụ làm gãy xương hông tại The BMJ: https://www.bmj.com/content/341/bmj.c4412.full. Ngày truy cập: 4/4/2022 .
  • Nên theo dõi nồng độ vitamin B12 máu ở những bệnh nhân giảm dự trữ trong cơ thể hoặc có các yếu tố nguy cơ giảm hấp thu Vitamin B12 khi dùng Aphacolin dài ngày.

Lưu ý khi sử dụng 

  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, để cải thiện tình trạng tăng axit và loét dạ dày – tá tràng, hãy giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, ăn uống hợp lý (tránh đồ cay) và giữ thói quen ngủ sớm.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.
  • Không để thuốc trong tầm mắt và tầm với của trẻ nhỏ.

Bài viết cung cấp một số thông tin về thuốc ức chế bài tiết axit dạ dày Aphacolin 40mg mà chúng tôi tổng hợp được nhằm giải quyết một số thắc mắc của người đọc. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Đánh giá bài viết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Thông tin thuốc Aphacolin 40mg tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu nghành Dược – Bộ y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Aphacolin&VD-25494-16. Ngày truy cập: 4/4/2022
2 Thông tin Omeprazol tham khảo tại Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Omeprazole. Ngày truy cập: 4/4/2022
3 Tham khảo dược lực học của thuốc tại Trang 619-620 – Dược thư quốc gia 2018. Ngày truy cập: 4/4/2022
4 Cách dùng tham khảo tại Medline Plus: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a699054.html. Ngày truy cập: 4/4/2022
5 Tham khảo thông tin về tác dụng không mong muốn ở tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Aphacolin 40mg. Ngày truy cập: 4/4/2022
6 Tham khảo ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ có thai tại EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12020/smpc#INTERACTIONS. Ngày truy cập: 4/4/2022
7 Tham khảo tác dụng phụ làm gãy xương hông tại The BMJ: https://www.bmj.com/content/341/bmj.c4412.full. Ngày truy cập: 4/4/2022
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *