Hepatymo 300mg là thuốc kháng virus hiệu quả, được chỉ định trong lâm sàng trên bệnh nhân mắc virus viêm gan B. Để tìm hiểu chi tiết thuốc Hepatymo 300mg sử dụng như thế nào? Có giá bao nhiêu? Mua ở đâu? TAF Healthcare Store sẽ trình bày các thông tin qua bài viết dưới đây.
Hepatymo 300mg là thuốc gì?
Hepatymo 300mg có chứa hoạt chất tenofovir. Đây là một loại thuốc kháng vi-rút được sử dụng để điều trị viêm gan siêu B mạn tính hoặc phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị HIV.
Thông tin tổng quan về thuốc Hepatymo 300mg [1]Tham khảo Thông tin thuốc Hepatymo tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Bộ Y tế, ngày truy cập 12/5/2022: … Continue reading:
- Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Thuốc bán theo đơn.
- Công ty đăng ký và sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer – BPC. Địa chỉ: 6A3-quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Việt Nam.
- Số Đăng Ký: VD-21746-14.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.
- Hạn sử dụng: 36 tháng.
- Cách bảo quản Hepatymo 300mg: Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Thuốc Hepatymo giá bao nhiêu?
Hepatymo được bán với giá 330.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên. Giá thuốc có sự dao động tại nhiều cơ sở đồng phân phối sản phẩm, cũng như theo từng thời điểm.
Mua thuốc Hepatymo chính hãng ở đâu?
Thuốc Hepatymo chính hãng được bán tại nhà thuốc Việt Pháp 1. Tại đây, giá thuốc được duy trì tương đối bình ổn và đúng giá, chuẩn chất lượng cho người dùng.
Do đó, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân có thể mang theo đơn thuốc của bác sĩ đến trực tiếp tại các nhà thuốc lớn nhỏ gần khu vực sống như: Nhà thuốc Việt Pháp 1, nhà thuốc Long Châu, Pharmacity…
Thành phần của thuốc Hepatymo
Hoạt chất chính: Tenofovir disoproxil fumarat hàm lượng 300mg.
Tá dược vừa đủ một viên: Lactose, Avicel, Tinh bot ngô, Croscarmellose sodium, Aerosil, Natri lauryl sulfal, Magnesi stearat, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, Talc, Titan dioxyd, vàng tartrazin, Caramel.
Tác dụng của thuốc Hepatymo
Dược lực học
Tenofovir disoproxil fumarat – một muối của tiền chất tenofovir disoproxil [2]Tham khảo thông tin về tác dụng dược lý của thuốc Hepatymo tại thông tin thuốc trên cơ sở dữ liệu của Anh EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/13564/smpc, … Continue reading, được hấp thu nhanh rồi chuyển thành tenofovir và sản phẩm cuối cùng được tạo thành là tenofovir diphosphat trong tế bào. Chất này ức chế enzym phiên mã ngược của virus HIV-1 và ức chế enzym polymerase của ADN virus viêm gan B, dựa trên cơ chế tranh chấp với cơ chất tự nhiên là deoxyadenosin 5’-triphosphat. Sau khi gắn vào ADN sẽ chấm dứt sự kéo dài chuỗi ADN. Từ đó, thuốc ức chế sự nhân lên và giảm số lượng của vi-rút trong cơ thể.
Dược động học
- Hấp thu: Dược chất tenofovir disoproxil fumarate sau khi đi vào cơ thể, chuyển thành tenofovir và được hấp thu nhanh chóng. 1 – 2 giờ sau là nồng độ đỉnh đạt được. Uống vào lúc đói, sinh khả dụng khoảng 25%, có thể tăng sinh khả dụng bằng cách uống thuốc cùng với bữa ăn chứa nhiều chất béo.
- Phân bố: Tenofovir được phân bố ở khắp các mô trên cơ thể, tập trung nhiều ở gan và thận. Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương chưa tới 1% và với protein huyết thanh khoảng 7%.
- Thải trừ: Đào thải chủ yếu qua nước tiểu với thời gian bán thải khoảng 12 – 18 giờ.
Chỉ định
Hepatymo được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm gan siêu vi B thể mạn tính ở người lớn trên 18 tuổi có chức năng gan còn bù, có bằng chứng về việc nhân lên của vi-rút và tình trạng viêm hoạt động hoặc xơ hóa được chứng minh bằng các bằng chứng mô học.
- Sử dụng phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác theo phác đồ điều trị HIV.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Hepatymo
Cách sử dụng
- Thuốc được dùng bằng đường uống và nên uống với nhiều nước lọc.
- Đối với trường hợp khó nuốt, có thể nghiền viên thuốc, sau đó pha bột với khoảng 100 ml nước lọc, hoặc nước ép hoa quả như: nước cam, nước nho và dùng ngay.
- Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể sử dụng tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Liều dùng
Luôn dùng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ hoặc dược sĩ đã tư vấn. Trao đổi lại với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về bất cứ vấn đề gì.
Liều dùng được chỉ định cho người lớn [3]Tham khảo liều dùng thuốc Hepatymo cho người lớn tại Dược thư quốc gia 2018 trang 1335 và 1336 tại: https://tafhealthcare.com/duoc-thu-quoc-gia/ , Ngày truy cập 12/5/2022:
Điều trị nhiễm HIV: 01 viên x 01 lần/ngày. Với chỉ định này, thuốc Hepatymo cần kết hợp cùng thuốc có tác dụng kháng retrovirus tương tự khác.
Dự phòng nhiễm HIV: Sử dụng 01 viên x 01 lần/ngày. Cần phối hợp cùng thuốc kháng retrovirus khác. Khả năng dự phòng phụ thuộc vào khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi bắt đầu dùng thuốc, hiệu quả đạt được cao nhất là trong vòng vài giờ sau khi phơi nhiễm. Duy trì sử dụng trong 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp tốt.
Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính: 01 viên x 01 lần/ngày duy trì trên 48 tuần.
Trên nền bệnh nhân suy thận: Cân nhắc giảm liều cho bệnh nhân bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian giữa hai lần dùng thuốc. Cụ thể, dựa trên thông số về độ thanh thải creatinin như sau:
- Clcr >50ml/phút: sử dụng liều bình thường 1 lần/ngày.
- Clcr 30-49ml/phút: sử dụng thuốc cách nhau mỗi 48 giờ.
- Clcr 10-29ml/phút: sử dụng thuốc cách nhau mỗi 72 đến 96 giờ.
- Bệnh nhân thẩm phân máu: sử dụng thuốc mỗi liều cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan: sử dụng liều bình thường.
Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với tenofovir hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc Hepatymo 300mg được báo cáo là gây ra các tác dụng không mong muốn trên người dùng. Người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện trên lâm sàng các phản ứng phụ như:
Thường gặp:
- Các tác dụng trên tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và chán ăn.
- Tăng amylase huyết thanh, viêm tụy.
- Hạ nồng độ phosphat máu.
Ít gặp:
Bệnh thần kinh ngoại biên, đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, trầm cảm, suy nhược,ra mồ hôi, đau cơ.
Hiếm gặp:
Có một số báo cáo về các biến chứng nặng: Suy thận, suy thận cấp và các ảnh hưởng lên ống thận, bao gồm hội chứng Fanconi.
Nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào, người bệnh cần liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn, cũng như có biện pháp xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Người bệnh cần trình bày đầy đủ với bác sĩ điều trị các thuốc, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đang dùng để tránh được tình trạng tương tác thuốc.
Một số thuốc, sản phẩm có khả năng xảy ra tương tác với Hepatymo: Không nên dùng kết hợp thuốc với: Didanosine, Atazanavir, Tacrolimus và những thuốc khác có khả năng làm giảm hoặc cạnh tranh khi thải trừ qua thận.
Nên sử dụng thuốc trong phác đồ kết hợp kháng retrovirus cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV cùng chế độ ăn thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cần thận trọng gì trong quá trình sử dụng thuốc Hepatymo?
Trong quá trình sử dụng Hepatymo, bệnh nhân cần thực hiện:
- Kiểm tra các bất thường về chỉ số ALT & HBV DNA huyết thanh sau khi dừng điều trị.
- Nếu bị nhiễm acid lactic, chứng gan to nghiêm trọng với nhiễm mỡ và sau điều trị viêm gan nặng cân nhắc ngừng dùng thuốc.
- Ở bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu lactase hoặc hấp thu kém glucose-galactose không nên lựa chọn dùng thuốc này để điều trị.
- Trên đối tượng người cao tuổi, người bệnh có nguy cơ rối loạn chức năng thận, xơ gan, HIV mắc kèm viêm gan B, rối loạn chuyển hóa mỡ, dấu hiệu bất thường về xương, tiền sử đau khớp và cứng khớp.
Xử trí khi quá liều
- Tình trạng có thể gặp phải khi quá liều: Buồn nôn, nôn, ban da, hạ phosphat trong máu, suy thận cấp, nhiễm độc acid lactic.
- Xử trí: Liên hệ với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Giữ nhãn thuốc bên mình để bác sĩ dễ dàng đưa ra các biện pháp xử trí trong trường hợp này.
Xử trí khi quên liều thuốc
- Nếu quên uống thuốc, tùy thuộc vào thời điểm dùng thuốc hàng ngày để đưa ra cách xử lý:
- Nếu chưa tới 12h kể từ thời điểm dùng thuốc hàng ngày: sử dụng thuốc càng sớm càng tốt và liều tiếp theo sử dụng tại thời điểm như thường lệ.
- Nếu đã quá 12h kể từ thời điểm dùng thuốc hàng ngày: bỏ qua liều này và chờ tới thời điểm dùng thuốc thường lệ để sử dụng.
Phụ nữ có thai và cho con bú cần chú ý gì khi dùng Hepatymo?
- Phụ nữ có thai: Chưa cỏ đầy đủ các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai, vì vậy chỉ dùng thuốc khỉ thật sự cần thiết. Tốt nhất trước khi muốn sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Phụ nữ cho con bú: Chưa xác định được dược chất có trong Hepatymo có đi qua sữa mẹ hay không, nên không dùng thuốc cho mẹ đang trong thời kỳ cho trẻ bú.
Người lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng gì khi dùng Hepatymo?
Thuốc Hepatymo thường không ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc. Vì vậy, đối tượng này có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc Hepatymo 300mg mà người bệnh có thể tham khảo. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, cũng như xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh để cải thiện tốt tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Tham khảo Thông tin thuốc Hepatymo tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Bộ Y tế, ngày truy cập 12/5/2022: https://drugbank.vn/thuoc/Hepatymo&VD-21746-14 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin về tác dụng dược lý của thuốc Hepatymo tại thông tin thuốc trên cơ sở dữ liệu của Anh EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/13564/smpc, Ngày truy cập 12/5/2022 |
↑3 | Tham khảo liều dùng thuốc Hepatymo cho người lớn tại Dược thư quốc gia 2018 trang 1335 và 1336 tại: https://tafhealthcare.com/duoc-thu-quoc-gia/ , Ngày truy cập 12/5/2022 |