Thuốc Batonat điều trị bệnh gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hình ảnh: Thuốc Batonat

Các bệnh lý về gan hiện nay đang rất phổ biến và có thể làm suy giảm chức năng gan không hồi phục, ngoài ra còn có thể gây biến chứng thần kinh như bệnh não gan. Vì vậy cần phát hiện và điều trị các bệnh về gan ngay từ giai đoạn sớm. L-ornithine-L-aspartate là chất có tác dụng bảo vệ và duy trì chức năng gan, đây là hoạt chất chính của thuốc Batonat 400mg. Vậy thuốc Batonat điều trị bệnh gì? Giá bao nhiêu? Nơi bán uy tín? Bài viết dưới đây của TAF Healthcare Store sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cụ thể về thuốc Batonat.

Thuốc Batonat là thuốc gì?

Hình ảnh: Thuốc Batonat
Hình ảnh: Thuốc Batonat

Batonat là thuốc không kê đơn được dùng trong điều trị các bệnh lý ở gan, giúp bảo vệ và cải thiện chức năng gan.

Một số thông tin về thuốc:

  • Công ty sản xuất: Công ty TNHH Phil Inter Pharma. Địa chỉ: 25, đường số 8, KCN Việt Nam – Singapore, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Số đăng ký: VD-22373-15.
  • Dạng bào chế: Viên nang mềm.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
  • Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Xem thêm thuốc điều trị bệnh viêm gan cấp và mạn tính, tăng cường chức năng gan: Thuốc Techepa có công dụng gì? Giá bao nhiêu? Thuốc có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Batonat giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá thuốc Batonat 400mg đang được bán trên thị trường là 650.000 VNĐ/1 hộp 10 vỉ x 10 viên nang.

Thuốc Batonat hiện đang được bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn nên đến những nhà thuốc uy tín với kinh nghiệm nhiều năm như Nhà thuốc Việt Pháp 1, Pharmacity, nhà thuốc Long Châu, An Khang… để mua thuốc chính hãng, vừa đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

Thành phần

Batonat 400mg
Batonat 400mg

Mỗi viên nang chứa:

  • L-Ornithine-L-Aspartate: 400mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên: Ethyl vanillin, dầu cọ, màu đỏ số 40, glycerin đặc, nước tinh khiết, dầu đậu nành, TiO2, D-sorbitol 70%, dầu đậu nành hydrogen hóa một phần, gelatin, sáp ong trắng, màu xanh số 1, lecithin.

Tác dụng của thuốc Batonat 400

Batonat với thành phần chính là L-ornithine-L-aspartate [1]Pharmacokinetic and Pharmacodynamic Properties of l-Ornithine l-Aspartate (LOLA) in Hepatic Encephalopathy, theo NCBI: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6416235/. Ngày truy cập: … Continue reading trong cơ thể sẽ phân hủy thành ornithine và acid aspartic. Hai acid amin này tham gia vào chu trình ure ở gan và là những chất cần thiết để tổng hợp glutamin, do đó làm giảm nồng độ của amoniac (NH3) dư thừa trong máu.

Ngoài ra ornithine và acid aspartic còn hoạt hóa chu trình acid citric và cung cấp năng lượng để tổng hợp ure, tăng cường hoạt động chuyển hóa mỡ và tái tạo nhu mô gan, giúp điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ.

L-ornithine-L-aspartate còn được sử dụng để giảm chức năng não ở những người bị bệnh não gan do biến chứng của tình trạng suy gan.

Xem thêm thuốc điều trị tăng amoniac trong máu trong các bệnh về gan: Thuốc Concmin giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Mua ở đâu?

Thuốc Batonat điều trị bệnh gì?

Hình ảnh hộp thuốc Batonat
Hình ảnh hộp thuốc Batonat

Thuốc Batonat được chỉ định điều trị cho:

  • Những bệnh nhân mắc các bệnh về gan, giúp cải thiện và ổn định chức năng gan.
  • Người mắc bệnh não gan và rối loạn ý thức do biến chứng suy gan.
  • Những người có chức năng gan bị suy yếu do hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.

Chống chỉ định

Thuốc Batonat 400mg chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với một hoặc nhiều thành phần có trong thuốc, kể cả tá dược.
  • Người bị suy thận nặng.
  • Người bị ngộ độc methanol, nhiễm toan lactic hay người thiếu hụt enzym glucose-6 phosphate dehydrogenase bẩm sinh.

Cách dùng và liều dùng

Thuốc điều trị hỗ trợ bệnh gan Batonat
Thuốc điều trị hỗ trợ bệnh gan Batonat

Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống, nên uống sau khi ăn và nuốt nguyên viên, không nhai hay nghiền nát viên thuốc.

Liều dùng: Thuốc Batonat được dùng cho người lớn. Liều dùng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người bệnh. Dưới đây là liều được khuyến cáo bạn có thể tham khảo:

  • Liều khởi đầu mỗi lần 1-2 viên x 3 lần/ngày, dùng thuốc trong 1 đến 2 tuần.
  • Sau đó chuyển sang liều duy trì 1 viên x 3 lần/ngày, dùng trong 4 đến 5 tuần dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tương tác thuốc

Hiện nay chưa có tương tác nào giữa Batonat với các thuốc khác. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, nếu gặp những dấu hiệu bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ

Thuốc Batonat trên lâm sàng rất ít xảy ra các tác dụng phụ. Các phản ứng tuy nhẹ và thoáng qua như dị ứng, buồn nôn, mệt mỏi nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy thông báo với bác sĩ về những tác dụng phụ bạn gặp phải khi dùng thuốc.

Thuốc Batonat có dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Thành phần của thuốc Batonat
Thành phần của thuốc Batonat

Việc dùng thuốc Batonat cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú chưa được xác định về độ an toàn. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc cho những đối tượng này và theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc, có thể yên tâm khi dùng thuốc.

Quên liều, quá liều và cách xử trí

Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu giờ uống gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, không được tự ý bù lại bằng cách uống gấp đôi liều.

Quá liều: Hiện chưa có báo cáo về quá liều thuốc Batonat. Khi uống quá liều hãy đến trung tâm y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng

  • Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và những người có chức năng thận suy yếu.
  • Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có những bất thường về thể chất, màu sắc.
  • Bảo quản thuốc nơi khô thoáng dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là những thông tin về thuốc Batonat mà nhà thuốc TAF Healthcare Store cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng giúp bạn sớm tìm được giải pháp cải thiện các vấn đề mình gặp phải.

Đánh giá bài viết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1 Pharmacokinetic and Pharmacodynamic Properties of l-Ornithine l-Aspartate (LOLA) in Hepatic Encephalopathy, theo NCBI: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6416235/. Ngày truy cập: 28/04/2022
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *