Thay đổi thời tiết, chuyển mùa, khói bụi là những nỗi lo của người có cơ địa dị ứng. Hiện nay, thuốc Cebastin 10 được nhiều bác sĩ chỉ định cho những người viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay vô căn. Vậy Cebastin 10 là thuốc gì? Trị bệnh gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Hãy cùng TAF Healthcare Store tìm hiểu ngay sau đây.
Cebastin 10 là thuốc gì?
Cebastin 10 [1]Tham khảo thông tin về thuốc tại DrugBank: https://drugbank.vn/thuoc/Cebastin-10&VD-21814-14. Ngày truy cập: 18/04/2022 là thuốc đối kháng thụ thể Histamin H1, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, giúp điều trị triệu chứng viêm mũi, kết mạc dị ứng.
- Công ty sản xuất và đăng ký Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 có địa chỉ tại: Số 930 C2, Đường C, KCN Cát Lái, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-21814-14.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Ebastine 10mg giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, Giá thuốc Cebastin 10 là 265.000 VNĐ/1 Hộp/3 Vỉ. Tuy nhiên, giữa các điểm kinh doanh giá cả có dao động nhẹ.
Để mua được thuốc chất lượng, tránh hàng giả, hàng nhái bạn cần tìm đến những cơ sở kinh doanh uy tín, tin cậy.
Mua Cebastin 10 chính hãng ở đâu?
Bạn có thể đến trực tiếp các nhà thuốc uy tín như Việt Pháp 1, Pharmacity hay Long Châu để mua Cebastin 10 chính hãng.
Thành phần của Cebastin 10mg
Trong 1 viên nén bao phim thuốc Cebastin 10 có chứa:
- Ebastin hàm lượng 10mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên: Starch 500, Cellulose, Microcrystalline, Magnesi stearat, Croscarmellose Natri, Lactose monohydrat, Nước tinh khiết, ReadiLYCOAT.
Cebastin 10 có tác dụng gì?
Histamin [2]Tham khảo thông tin The basics of histamine biology tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21277530/. Ngày truy cập: 18/04/2022 là chất trung gian được giải phóng bởi tế bào mast, tham gia vào phản ứng viêm của cơ thể. Histamin khi gắn với thụ thể H1 làm giãn mạch, đau, ngứa, phù nề, viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng.
Để giảm triệu chứng dị ứng do các thụ thể H1 gắn với Histamin gây ra, các nhà khoa học đã điều chế được Ebastin [3]Tham khảo cơ chế tác dụng của Ebastine trong điều trị viêm mũi dị ứng và mề đay tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30977465/. Ngày truy cập: 18/04/2022 có cấu trúc hóa học gần giống với Histamin gắn với thụ thể H1 trên bề mặt tế bào làm cho thụ thể Histamin H1 không hoạt động, làm giảm triệu chứng dị ứng của bệnh nhân.
Ebastin là thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 có ưu điểm ít gây buồn ngủ hơn thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi trong điều trị dị ứng hiện nay.
Thuốc Cebastin 10 trị bệnh gì?
Ebastin được dùng để điều trị cho người trên 18 tuổi gặp phải các tình trạng:
- Viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa.
- Bị viêm kết mạc dị ứng.
- Nổi mề đay, mẩn đỏ không rõ nguyên nhân mạn tính.
Cách dùng – Liều dùng thuốc Cebastin 10
Cách dùng:
Uống trực tiếp viên thuốc với lượng nước tinh khiết vừa đủ.
Liều dùng:
Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Sau đây là liều khuyến nghị ban đầu:
- Người viêm mũi/ nổi mề đay mạn tính: 1 viên/lần x 1 lần/ngày.
- Người suy gan nhẹ và vừa: Dùng tối đa 10mg/ngày tương đương 1 viên/ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng Cebastin 10 cho những trường hợp:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người suy gan nặng.
Thận trọng
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cebastin 10mg cho:
- Người mắc hội chứng QT kéo dài hoặc đang sử dụng thuốc làm tăng QT.
- Người hạ Kali máu.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc nhóm azol hoặc macrolid ức chế hệ thống enzym CYP3A4.
- Bệnh nhân suy thận, suy gan từ nhẹ đến trung bình.
- Không nên sử dụng Cebastin 10 cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Vì là thuốc điều trị, người sử dụng Cebastin 10 có thể gặp phải những tác dụng phụ với tần suất khác nhau sau đây:
Thường hay gặp:
- Đau dầu, buồn ngủ và khô miệng.
Hiếm gặp:
- Viêm họng, chảy máu cam, viêm xoang, viêm mũi.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, buồn nôn và nôn.
- Có thể xuất hiện tình trạng mất ngủ.
Hầu hết những tác dụng không mong muốn trên sẽ thuyên giảm và hết sau 1 thời gian sử dụng. Tuy nhiên, cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu gặp triệu chứng bất thường khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng Cebastin 10mg cùng các thuốc sau có thể gây ra tương tác thuốc:
- Thuốc kháng Histamin khác.
- Thuốc điều trị loạn nhịp tim.
- Thuốc ức chế hệ thống enzym CYP3A4 như thuốc kháng nấm nhóm azol hay kháng sinh nhóm macrolid.
Để tránh các tương tác thuốc bất lợi cho việc điều trị xảy ra bạn cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng.
Ảnh hưởng của thuốc lên người lái xe và vận hành máy móc
Vì thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn là buồn ngủ và đau đầu nên tránh sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Nếu cần thiết sử dụng thuốc phải thận trọng khi điều khiển phương tiện và máy móc.
Quên liều – quá liều và cách xử trí
Quên liều
Nếu bạn quên 1 liều thuốc hãy dùng ngay sau khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng thuốc tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều đã quên chờ lần dùng tiếp. Dùng thuốc đúng với liều lượng ban đầu trong lần dùng thuốc tiếp theo, không tự ý gấp đôi lượng thuốc bù vào liều đã quên.
Quá liều
Khi sử dụng quá liều Ebastin bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Thông thường sẽ rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và giám sát các chức năng quan trọng của cơ thể khi sử dụng quá liều Ebastin vì không có thuốc giải độc đặc hiệu dành cho Cebastin 10.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Cebastin 10
- Cebastin 10 là thuốc kê đơn, đặc biệt tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Không uống rượu trong quá trình sử dụng Cebastin 10.
- Bảo quản nơi khô mát, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Để xa tầm với của trẻ em.
- Chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, nếu có thắc mắc hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Hy vọng bạn có thể sử dụng Cebastin 10 hiệu quả sau khi tham khảo bài viết trên. TAF Healthcare Store rất vui lòng được đồng hành trên con đường chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình, hẹn gặp lại bạn trong bài viết sắp tới!
Tài liệu tham khảo
↑1 | Tham khảo thông tin về thuốc tại DrugBank: https://drugbank.vn/thuoc/Cebastin-10&VD-21814-14. Ngày truy cập: 18/04/2022 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin The basics of histamine biology tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21277530/. Ngày truy cập: 18/04/2022 |
↑3 | Tham khảo cơ chế tác dụng của Ebastine trong điều trị viêm mũi dị ứng và mề đay tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30977465/. Ngày truy cập: 18/04/2022 |