Zebacef 300mg là kháng sinh phổ rộng dùng để điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn. Vậy câu hỏi mà người tiêu dùng quan tâm là Zebacef 300mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng, cách dùng? Hãy cùng với TAF Healthcare Store tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Zebacef 300mg là thuốc gì?
Zebacef 300mg[1]Tham khảo thông tin thuốc Zebacef 300mg trên Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Zebacef-300mg&VN-19836-16. … Continue reading là thuốc kê đơn được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ, có tác dụng điều trị các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục…
Một số thông tin về thuốc Zebacef 300mg:
- Công ty sản xuất: Pharmavision San ve Tic.A.S. Địa chỉ: 34010/Topkapi/Istanbul Turkey.
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Zeta. Địa chỉ: Số 46, ngõ 168 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
- Số đăng ký: VN-19836-16.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.
Zebacef 300mg giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, một hộp 10 viên Zebacef 300mg được bán với giá 280.000 VNĐ. Giá bán tại các nhà thuốc có thể khác nhau tuy nhiên sự khác biệt là không quá lớn.
Mua thuốc Zebacef chính hãng ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?
Thuốc Zebacef 300mg hiện nay được bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, Nhà Thuốc Việt Pháp 1 sẽ là một trong những lựa chọn mà người tiêu dùng có thể tin tưởng. Quý khách đến mua thuốc tại Nhà thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Nếu có thắc mắc gì về cách sử dụng sản phẩm hãy liên hệ đến hotline của Nhà thuốc: 0962.260.002 hoặc 0974.360.996 để nhận được những lời giải đáp nhanh nhất.
Thành phần của Zebacef 300mg
Một viên nén bao phim Zebacef 300mg có chứa:
- Cefdinir với hàm lượng 300mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên nén.
Cơ chế tác dụng của Zebacef 300mg
Hoạt chất chính có trong thuốc Zebacef 300mg là Cefdinir [2]Tham khảo thông tin hoạt chất Cefdinir tại wikipedia. Link truy cập: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cefdinir . Ngày truy cập: 29/05/2022 – kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh này có phổ tác dụng rất rộng, có thể diệt được cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Cefdinir ức chế sự phát triển của vi khuẩn theo cơ chế ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Kháng sinh này acyl hóa trung tâm hoạt động của enzyme transpeptidase, tạo sản phẩm bền vững, khóa chặt enzyme, ức chế giai đoạn cuối của quá trình sinh tổng hợp peptidoglycan (Thành phần tạo nên thành tế bào). Ngoài ra, Cefdinir hoạt hóa enzyme tự phân giải Murein hydrolase làm tăng phân hủy vách tế bào vi khuẩn. Từ đó vi khuẩn bị li giải nên có tác dụng diệt khuẩn.
Chỉ định
Zebacef 300mg được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
- Bệnh nhân bị viêm phế quản, viêm phổi.
- Bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu [3]Theo Pubmed, “Cefdinir versus cefaclor in the treatment of uncomplicated urinary tract infection. Link truy cập: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10945508/. Ngày truy cập: 29/05/2022. và sinh dục.
- Điều trị bệnh lậu không có biến chứng.
- Hỗ trị điều trị nhiễm khuẩn trong sản, phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Dự phòng nhiễm khuẩn đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật.
Chống chỉ định
Zebacef 300mg chống chỉ định với những bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh Cefdinir hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
- Zebacef 300mg được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim nên người dùng sử dụng thuốc theo đường uống.
- Uống cả viên thuốc, không bẻ hoặc nghiên viên cùng với lượng nước vừa đủ sau bữa ăn.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi [4]Tham khảo cách dùng và liều dùng thuốc Zebacef 300mg tại tờ thông tin sản phẩm. Ngày truy cập: 29/05/2022.
Viêm phổi cộng đồng: 1 viên/lần, 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ, điều trị từ 5 – 10 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 1 viên/lần, 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ, điều trị từ 5 – 10 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nhiễm trùng da và cấu trúc da không biến chứng: 1 viên mỗi 12 giờ, điều trị trong 10 ngày.
Viêm họng/ viêm amidan: 2 viên mỗi 24 giờ trong 10 ngày.
- Trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi: Liều dùng thông thường là 14mg/kg/ngày (Tối đa 600mg/ngày).
- Bệnh nhân suy thận: Giảm liều ở những bệnh nhân này vì có thể tăng nồng độ Cefdinir trong huyết tương khi sử dụng đúng liều khuyến cáo.
Tác dụng không mong muốn của Zebacef 300mg
Trong quá trình sử dụng, Zebacef 300mg gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau[5]Tham khảo tác dụng không mong muốn của hoạt chất Cefdinir tại Dailymed. Link tham khảo: … Continue reading:
- Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, phát ban, dị ứng… Các tác dụng phụ này ít khi xảy ra nhưng không phải là không có ở tất cả bệnh nhân. Vì vậy cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong quá trình sử dụng thuốc để tránh những hậu quả về sau.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời Zebacef 300mg với các loại thuốc hay thức ăn, rượu. Tương tác thuốc có thể làm tăng tác dụng dược lý của Zebacef 300mg, qua đó làm tăng hiệu quả điều trị, cũng có thể làm tăng độc tính của thuốc. Dưới đây là các tương tác có thể xảy ra khi sử dụng Zebacef 300mg.
- Thuốc kháng acid (Chứa Nhôm hoặc Magie): Làm quá trình hấp thu Cefdinir. Vì vậy nếu bắt buộc phải sử dụng chung thì dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Probenecid: Cũng như các kháng sinh β – lactam khác, Probenecid ức chế sự bài tiết của thuốc Zebacef qua thận, từ đó làm tăng thời gian bán thải của thuốc.
- Thực phẩm bổ sung sắt làm giảm quá trình hấp thu Cefdinir. Do đó sử dụng các loại thực phẩm này cách xa ít nhất 2 giờ so với sử dụng kháng sinh.
Quá liều và cách xử trí
Chưa ghi nhận báo cáo nào về ngộ độc Zebacef 300mg. Tuy nhiên Cefdinir là kháng sinh nhóm Cephalosporin nên bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khi quá liều như co giật, tiêu chảy, đau thượng vị, buồn nôn, nôn…
Trong trường hợp bị quá liều, bệnh nhân cần được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự chăm sóc của các bác sĩ.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú có dùng Zebacef 300mg được không?
Phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai khi sử dụng Zebacef 300mg. Vì vậy chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
Phụ nữ đang cho con bú
Sau khi thử nghiệm cho phụ nữ đang cho con bú sử dụng thuốc với liều 600mg thì không phát hiện Cefdinir ở trong sữa mẹ. Tuy nhiên vẫn phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng Zebacef 300mg.
Ảnh hưởng của thuốc Zebacef 300mg đến người lái xe hoặc vận hành máy móc
Các báo cáo chỉ ra thuốc Zebacef 300mg gây tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt. Các tác dụng phụ này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Do đó cần phải thận trọng khi sử dụng Zebacef 300mg ở những đối tượng này.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zebacef 300mg
Trong quá trình sử dụng Zebacef 300mg, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
- Sử dụng Cefdinir khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc chưa có chỉ định phòng ngừa không có lợi cho bệnh nhân mà còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
- Sử dụng Cefdinir trong thời gian dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn đề kháng phát triển.
- Thận trọng trong việc kê đơn với bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.
- Ngừng sử dụng thuốc khi phản ứng quá mẫn xảy ra.
- Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em vì thuốc chống chỉ định ở nhóm tuổi này.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30oC, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng chiều trực tiếp vào sản phẩm
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và dược sĩ khi cần biết thêm thông tin về thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Zebacef 300mg mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đây là thuốc kê đơn vì vậy khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Tham khảo thông tin thuốc Zebacef 300mg trên Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành Dược của Bộ Y tế. Link tham khảo: https://drugbank.vn/thuoc/Zebacef-300mg&VN-19836-16. Ngày truy cập: 29/05/2022 |
---|---|
↑2 | Tham khảo thông tin hoạt chất Cefdinir tại wikipedia. Link truy cập: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cefdinir . Ngày truy cập: 29/05/2022 |
↑3 | Theo Pubmed, “Cefdinir versus cefaclor in the treatment of uncomplicated urinary tract infection. Link truy cập: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10945508/. Ngày truy cập: 29/05/2022. |
↑4 | Tham khảo cách dùng và liều dùng thuốc Zebacef 300mg tại tờ thông tin sản phẩm. Ngày truy cập: 29/05/2022. |
↑5 | Tham khảo tác dụng không mong muốn của hoạt chất Cefdinir tại Dailymed. Link tham khảo: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=7c25ae35-61f4-4aef-a8d9-8de77b02ab80. Ngày truy cập: 29/05/2022 |